Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì? Trong xây dựng, thi công và thiết kế, khái niệm này cực kỳ quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm cùng ý nghĩa của các loại bản đồ quy hoạch này qua bài viết bên dưới nhé!
Bản đồ quy hoạch là gì? Vì sao cần có bản đồ quy hoạch
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về bản đồ quy hoạch cùng lý do xuất hiện của loại bản đồ này nhé!
Bản đồ quy hoạch, chính là bản đồ được vẽ ra, nhằm sắp xếp và phân bố không gian các hoạt động kinh tế-xã hội hay quân sự, gắn kết với sự phát triển cơ sở hạ tầng ở một khu vực nhất định. Bản đồ quy hoạch nhà đất dùng để phân chia các hạng mục sử dụng đất, yêu cầu kiến trúc, cảnh quan, bố trí hạ tầng kỹ thuật,…
Từ bản đồ quy hoạch, các cá nhân tổ chức sẽ biết được các khu vực được quy định cho mục đích sử dụng chung. Từ đó có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý trong đầu tư xây dựng, mua bán và sử dụng bất động sản lâu dài. Hầu hết các khu vực có đất quy hoạch thì các nhà đầu tư và người mua bán nên tránh, bởi sớm hay muộn, quá trình quy hoạch cũng được tiến hành, tức sẽ phải dỡ bỏ các công trình được xây dựng trên diện tích quy hoạch. Đây cũng chính là lý do vì sao cần có bản đồ quy hoạch.
Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì?
Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là các loại bản đồ quy hoạch với từng tỉ lệ tương ứng trong thiết kế và thi công các công trình xây dựng. Các loại bản đồ này thể hiện các nội từ hệ thống thống chung của các khu vực đến chi tiết cụ thể. Các loại bản đồ này vừa cung cấp thông tin, vừa giúp người xem nắm được các định hướng trong việc phân chia xây dựng, thiết kế thi công,…
Đây là những loại bản đồ không thể thiếu và bắt buộc phải có trong bất kỳ đồ án quy hoạch nào. Dựa vào mỗi loại đồ án quy hoạch mà yêu cầu phải sử dụng bản đồ quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 hay sự kết hợp đầy đủ các loại bản đồ quy hoạch đó.
Chi tiết từng loại Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 và ý nghĩa
Từ khái niệm chung của Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì? Ta cùng bước vào từng loại quy hoạch cụ thể và ý nghĩa của chúng để hiểu rõ hơn.
Quy hoạch 1/5000 là gì? Ý nghĩa Quy hoạch 1/5000
Quy hoạch 1/5000 là gì? Quy hoạch 1/5000 còn được gọi là quy hoạch chung để xác định các khu vực chức năng. Đây chính là loại bản đồ được vẽ với tỷ lệ 1:5000. Loại bản đồ này thể hiện một số yếu tố như: Tính chất vai trò của khu đô thị, cách bố trí cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển mở rộng đô thị,… Các chủ đầu từ sẽ dựa vào loại quy hoạch này để nghiên cứu phát triển và triển khai khai thác đô thị.
Bản đồ quy hoạch 1/5000 có ý nghĩa đối với việc xác định mục tiêu phát triển của một khu đô thị, đồng thời kêu gọi đầu tư vào khu vực nhất định, nhằm đưa vùng đất đs đi đúng hướng đã vạch ra ban đầu. Bên cạnh đó, đây cũng chính là cơ sở để thực hiện các biện pháp di dân, đền bù và giải phóng mặt bằng, trả lại diện tích để phát triển quy hoạch.
Quy hoạch 1/2000 là gì? Ý nghĩa Quy hoạch 1/2000
Quy hoạch 1/2000 là gì? Quy hoạch 1/2000 hay còn được gọi là quy hoạch tổng thể, quy định sự phân chia cũng như xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu vực. Đây là loại bản đồ được phân chia theo tỷ lệ 1/2000. Bản đồ 1/2000 là sự phóng to của bản đồ 1/5000, để tiếp tục phân khu chức năng. Trong các khu sẽ tiếp tục quy định số phần trăm mật độ xây dựng cụ thể như: % trường học, khu dân cư, đèn điện, đường giao thông, hệ thống thoát nước,…
Đây là loại quy hoạch mang tính pháp lý và chi tiết nhất thuộc sự quản lý của của nhà nước. Bản quy hoạch thường do các địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm cập nhật định kỳ 5 năm/lần hoặc cập nhật bất thường nếu có yêu cầu. Dựa vào bản quy hoạch này, có thể giải quyết các vấn đề về tranh tụng. Bởi nó liên quan mật thiết đến vấn đề về quyền sử dụng đất và là căn cứ cơ sở pháp lý hợp pháp ban đầu. Chính vì thế khi mua đất, xây dựng, thi công dự án, chủ đầu tư bắt buộc phải tìm hiểu các hạng mục cụ thể ở bản đồ quy hoạch này.
Quy hoạch 1/500 là gì? Ý nghĩa Quy hoạch 1/500
Quy hoạch 1/500 là gì? Quy hoạch 1/500 hay còn gọi là quy hoạch chi tiết từng công trình. Đây là bản đồ được phân chia theo tỷ lệ 1:500. Nói một cách dễ hiểu đây là bản đồ triển khai chi tiết của bản đồ 1/2000. Ví dụ một chủ đầu tư mua mảnh đất, họ phải vào bản đồ 1/2000 xem khu vực được phân dùng để làm gì? Nếu thích hợp mới tiến hành lập bản đồ 1/500 cụ thể để gửi phê duyệt. Bản quy hoạch này chịu trách nhiệm thành lập bởi các doanh nghiệp và phải căn cứ vào bản quy hoạch 1/2000 trước đó.
Loại bản đồ này thể hiện đầy đủ chi tiết của các công trình. Trong đó bao gồm các yếu tố như: Hình ảnh, kích thước mặt bằng cụ thể, lối dẫn ra vào công trình, liên kết giữa công trình với bên ngoài,… Quy hoạch 1/500 bắt buộc phải gắn với một công trình hoặc dự án cụ thể. Bản đồ quy hoạch này cũng chính là cơ sở để các chủ dự án được phê duyệt cấp phép xây dựng và thành lập dự án. Khi dự án hoàn thành, những cơ sở chi tiết từ quy hoạch này cũng dùng để nghiệm thu và ra vào sổ.
Các loại quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 tác động thế nào đối với hoạt động bất động sản
Trong lĩnh vực bất động sản, các bản đồ quy hoạch mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Dựa vào các bản đồ quy hoạch mà các nhà đầu tư đưa ra được lựa chọn đầu tư hay không? Họ có thể dễ dàng tìm hiểu về tình hình mua bán, sử dụng đất ở các khu vực nhất định thông qua các bản quy hoạch này. Cụ thể hơn là các vấn đề về mục đích sử dụng, chức năng đất đai phân khu và đặc biệt là cơ sở pháp lý. Từ đó có thể hạn chế tối đa các rủi ro gặp phải khi đầu tư kinh doanh bất động sản.
Với bản quy hoạch tỷ lệ 1:500 các nhà đầu tư sẽ xác định được phân giới các khu chức năng và cơ sở hạ tầng. Bản quy hoạch tỷ lệ 1:2000 là cơ sở để xác định quyền sử dụng hợp pháp các bất động sản trong vấn đề kiện tụng. Đối với dự án có bản quy hoạch tỷ lệ 1:500, các nhà đầu tư có thể hoàn toàn an tâm đầu tư, bởi các quyền lợi sẽ được đảm bảo.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp các thông tin về Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì? Ý nghĩa của các loại bản đồ quy hoạch, cũng như những tác động đối với các hoạt động kinh doanh bất động sản. Hi vọng bạn đã có cái nhìn cụ thể nhất về lĩnh vực này, để định hướng phát triển, đầu tư trong tương lai. Các tư vấn viên cũng có thể dựa vào thông tin các loại quy hoạch này để tư vấn hợp lý cho các nhà đầu tư. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi.